10 BỆNH TAI MŨI HỌNG THƯỜNG GẶP

 

Bệnh lý tai mũi họng là những căn bệnh phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tính. Nguyên nhân có thể là do thay đổi thời tiết, khí hậu, ô nhiễm môi trường,…Vậy các bệnh tai mũi họng thường gặp là bệnh gì, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

  1. Viêm tai giữa

Viêm tai giữa là một bệnh nhiễm trùng gây viêm (sưng, đỏ, đau) và tích tụ dịch ở hòm nhĩ phía sau màng nhĩ. Đây là một trong những bệnh lý tai mũi họng phổ biến có thể gặp ở mọi đối tượng.

  • Các triệu chứng chính của viêm tai giữa :

– Triệu chứng của viêm: sưng, đỏ, đau tai.

– Triệu chứng toàn thân: sốt, buồn nôn, nôn, tiêu chảy,… (hay gặp ở trẻ nhỏ).

– Giảm thính lực: xảy ra khi tai chứa nhiều dịch viêm sau màng nhĩ gây cản trở quá trình dẫn truyền âm thanh.

– Nhiễm trùng tại tai có thể dai dẳng, lan rộng ra các vùng lân cận, gây biến chứng viêm tai xương chũm, gây đau nhức nhiều trong tai, giảm thính lực và có thể liệt mặt, mất phương hướng, mất cân bằng, loạng choạng,…

– Trong một số trường hợp màng nhĩ có thể bị thủng khiến mủ chảy ra ngoài.

– Ở trẻ sơ sinh: trẻ thường quấy khóc, dụi tai, mất tập trung và phản xạ kém với âm thanh, tiếng động.

– Người bệnh cần phải đi khám bác sĩ ngay nếu mắc phải các tình trạng sau:

– Đau nhức trong tai, ù tai, kèm theo nghe kém.

– Khó khăn khi cử động các bộ phận trên mặt.

– Sốt cao đột ngột.

– Đối với trẻ nhỏ, bé sẽ khóc nhiều, hay dụi tai.

– Rỉ dịch ở bệnh nhân nhiễm trùng tai kèm theo phù nề, sưng tấy quanh tai

  1. Viêm tai ngoài

Viêm tai ngoài là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở ống tai ngoài, có thể lan rộng ra tới loa tai và vành tai. Tác nhân gây viêm ống tai ngoài thường là vi khuẩn.

Việc tai tiếp xúc lâu trong môi trường nước gây tích tụ nước, tăng độ ẩm và thay đổi độ pH tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm. Đây là bệnh lý thường gặp ở vận động viên bơi lội.

  • Triệu chứng chính của viêm tai ngoài:

– Chảy dịch mủ từ tai ra ngoài.

– Ống tai bị phù hay tắc một phần gây giảm thính lực tạm thời.

– Thường triệu chứng chỉ xuất hiện ở một bên tai.

– Trong trường hợp bệnh diễn tiến nặng, ống tai ngoài bị tắc nghẽn hoàn toàn do phù nề dẫn đến cơn đau nghiêm trọng, sốt cao và nổi hạch.

– Viêm tai ngoài thường gặp ở vận động viên bơi lội.

  1. Viêm xoang

Viêm xoang hay viêm mũi xoang là hiện tượng phù nề lớp niêm mạc các xoang mạn tính hoặc ứ dịch viêm, mủ trong các xoang.

Chức năng lông chuyển bị rối loạn, lớp phủ nhầy không hoạt động dẫn đến yếu tố đề kháng tại chỗ bị giảm, các chất tiết bị ứ đọng tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.

Viêm xoang cấp tính và viêm xoang mạn tính có dấu hiệu tương tự nhau. Viêm xoang cấp tính do sự nhiễm trùng tạm thời tại xoang, thường xuất hiện sau khi bị cảm lạnh. Viêm xoang mạn có thể tiến triển sau vài đợt viêm xoang cấp.

  • Các triệu chứng có thể kể đến của viêm mũi xoang như:

– Đau đầu khu trú vùng mặt, trán, cạnh 2 bên sống mũi trầm trọng (thường đau một bên).

– Sốt (chỉ gặp trong viêm xoang cấp tính).

– Chảy nước mũi đặc, màu sắc dịch mũi không còn trong.

– Nghẹt mũi do xoang mũi chứa nhiều dịch nhầy gây khó thở.

– Mệt mỏi.

– Có thể đau răng hàm trên (thường là răng 4,5,6).

– Đau, nhức và sưng quanh mắt, má, mũi hoặc trán.

– Cảm giác có chất nhầy chảy ra ở phía sau cổ họng (chảy dịch mũi sau).

– Người bệnh cần phải đi khám bác sĩ ngay lập tức khi các triệu chứng sau kéo dài trên 10 ngày hoặc diễn tiến ngày càng trầm trọng hơn:

– Sốt cao (trên 39.5 độ C).

– Nhìn kém.

– Đau đầu trầm trọng.

– Nghẹt mũi.

– Đau đầu, nghẹt mũi là những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân viêm xoang

  1. Viêm họng

Viêm họng là bệnh nhiễm trùng thường gặp. Nguyên nhân gây viêm họng chủ yếu là virus, trong một vài trường hợp bệnh có thể gây ra bởi liên cầu khuẩn hay do các tác nhân bên ngoài như khói, bụi,…

  • Các triệu chứng thường gặp khi mắc viêm họng như:

– Đau rát, khó chịu ở cổ họng.

– Cảm giác có dị vật và khó nuốt ở cổ họng do niêm mạc họng, hạ họng sung huyết, gây đau và cản trở, khó khăn khi nuốt.

– Đau, sưng hạch bạch huyết ở cổ.

– Viêm amidan tấy, đỏ, có thể có các mảng trắng hay hoặc mủ trên amidan.

– Ho nhiều dẫn tới rát họng và khàn tiếng do nhạy cảm hơn với các tác nhân môi trường (khói, bụi, thuốc lá,…).

– Sốt, nhức đầu, sổ mũi, hắt hơi.

– Mệt mỏi, uể oải.

– Bệnh nhân có thể bị sưng hạch ở cổ khi mắc viêm họng

  1. Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là một phản ứng của cơ thể đáp ứng lại các tác nhân gây dị ứng trong không khí như bụi, phấn hoa, lông thú cưng,… Khi bạn hít phải một trong các tác nhân trên qua mũi hoặc miệng, cơ thể sẽ giải phóng chất hóa học gọi là histamine gây viêm mũi dị ứng.

  • Triệu chứng viêm mũi dị ứng rất dễ nhận biết:

–  Thường xuyên hắt hơi là triệu chứng phổ biến nhất của viêm mũi dị ứng.

– Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.

– Ngứa mũi, cổ họng và mắt.

– Có sự gia tăng lượng chất nhầy trong mũi và cổ họng.

– Đau vùng xoang và nhức đầu.

– Xuất hiện quầng thâm dưới mắt.

– Chất nhầy từ mũi xuống họng do hiện tượng dẫn lưu sau mũi gây viêm họng.

– Thở khò khè, khó thở do niêm mạc mũi bị sưng tấy, phù nề.

– Mệt mỏi, khó chịu.

– Viêm mũi dị ứng gây hắt hơi liên tục

  1. Chứng ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ là một rối loạn khiến người bệnh ngừng thở trong một khoảng thời gian ngắn lúc ngủ vào ban đêm, thường đi kèm với ngủ ngáy và ngủ ngày quá mức.

 

  • Các triệu chứng thường thấy của ngưng thở khi ngủ như:

– Thức giấc khi ngủ.

– Ngủ không đủ giấc.

– Trầm cảm.

– Thức dậy với cổ họng đau và khô họng.

– Đau đầu sáng sớm.

Người bệnh cần phải đi khám bác sĩ ngay nếu có dấu hiệu ngáy quá to, đây là một triệu chứng nguy hiểm tiềm ẩn, ngoài ra cũng cần phải khai bệnh với bác sĩ về các khó chịu gặp phải do chứng ngưng thở khi ngủ gây nên.

Ngưng thở khi ngủ có thể gây ra thiếu oxy toàn thân, tình trạng ngưng thở khi ngủ kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và có nguy cơ gây đột tử.

Ngưng thở khi ngủ cần phải chú ý khám bác sĩ và điều trị sớm, tránh để lại biến chứng

  1. Rối loạn thính giác hoặc điếc

Rối loạn thính giác hay điếc là tình trạng mất khả năng nghe âm thanh tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Nguyên nhân gây rối loạn thính giác tạm thời có thể do tai bị bít bởi ráy tai hoặc do bệnh lý nhiễm trùng ở tai gây đầy dịch, thủng màng nhĩ. Mất thính giác vĩnh viễn có thể do tai trong hoặc dây thần kinh thính giác bị tổn thương.

  • Triệu chứng của rối loạn thính giác hoặc điếc:

– Ù tai.

– Mất thính lực đột ngột

– Cảm giác có người đang nói lầm bầm cạnh bên tai.

– Mất thính lực đột ngột là một trong những biểu hiện của rối loạn thính giác

  1. Bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn bạch hầu Corynebacterium diphtheriae gây ra ở hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể lây lan trong cộng đồng qua giọt tiết đường hô hấp.

  • Triệu chứng chính của bệnh bạch hầu:

– Xuất hiện giả mạc (màng viêm màu trắng đục): vi khuẩn tiết độc tố tiêu diệt các tế bào lành tạo mô chết tích tụ ở cổ họng và mũi.

– Đau họng.

– Sốt, sưng hạch ở cổ.

– Cơ thể suy nhược.

– Giả mạc xuất hiện ở bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu

  1. Nhiễm phế cầu khuẩn

Nhiễm phế cầu khuẩn là nhóm bệnh nhiễm trùng gây ra bởi Streptococcus pneumoniae. Đây là vi khuẩn gram dương thuộc chi Streptococcus. Phế cầu khuẩn là tác nhân gây nhiều bệnh lý nghiêm trọng trên tai mũi họng và một số cơ quan khác trên cơ thể.

  • Triệu chứng của nhiễm phế cầu khuẩn phụ thuộc vào vị trí và mức độ nhiễm trùng:

– Trường hợp nhiễm trùng nhẹ: đau, sốt, sưng tại vị trí nhiễm.

– Nhiễm trùng tai giữa do phế cầu khuẩn: đau, sưng tai, mệt mỏi, nhiễm trùng phía sau màng nhĩ và có thể có dịch mủ chảy ra (màng nhĩ bị thủng).

– Nhiễm trùng xoang do phế cầu khuẩn: nghẹt mũi, nhức đầu, mất khứu giác.

– Các triệu chứng thường gặp khác: tăng nhạy cảm với ánh sáng, đau khớp, ớn lạnh, ho, đau ngực khi ho hoặc thở, đau khớp,…

– Buồn nôn, tiêu chảy.

– Trong những trường hợp nghiêm trọng, bệnh phế cầu khuẩn có thể gây mất thính giác, tổn thương não hoặc tử vong.

– Phế cầu khuẩn gây sốt cao và mệt mỏi

 

  1. Meniere

Meniere là một bệnh lý có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi (thường nhất ở 40-60 tuổi) xảy ra ở tai trong gây ra các cơn choáng váng và giảm thính lực.

  • Triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh Meniere:

– Thường xuyên bị choáng váng, chóng mặt kéo dài trong khoảng 20 phút đến 12 giờ, không vượt quá 24 giờ. Thời gian choáng váng kéo dài có thể gây buồn nôn.

– Triệu chứng mất thính giác có thể xuất hiện sau đó tự biến mất. Nếu bệnh không được chữa trị, tình trạng mất thính lực có thể kéo dài và không thuyên giảm.

– Ù tai: nghe thấy như có âm thanh của tiếng ù, tiếng rít trong tai

Có cảm giác đầy và áp lực trong tai.

– Bệnh Meniere thường xuyên gây choáng váng, ù tai

  1. Cách phòng bệnh tai mũi họng

Bệnh tai mũi họng rất phổ biến và dễ mắc phải. Tuy nhiên, bạn có thể phòng ngừa bệnh tai mũi họng thông qua một số biện pháp đơn giản sau:

  • Giữ ấm cơ thể khi gặp thời tiết lạnh bằng cách mặc áo ấm, choàng khăn, đi tất,…
  • Bổ sung một số thực phẩm giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể: các loại trái cây, rau củ chứa nhiều vitamin C (cam, quýt, bưởi, súp lơ trắng, bông cải xanh, ớt chuông,…), thực phẩm chức năng bổ sung vitamin C, vitamin A, Quercetin,…
  • Rèn luyện thân thể, tập thể dục, vận động thường xuyên như đạp xe, chạy bộ giúp tăng sức bền và sức đề kháng.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài giúp hạn chế lây nhiễm các bệnh về đường hô hấp.
  • Hạn chế tiếp xúc với nguồn ô nhiễm tiếng ồn ảnh hưởng đến tai.
  • Thường xuyên vệ sinh tai, mũi, họng bằng nước muối sinh lý hay các dung dịch rửa chuyên dụng.
  • Quan tâm đến chăm sóc răng miệng.
  • Đến các cơ sở y tế, phòng khám tai mũi họng uy tín để kiểm tra sức khỏe thường xuyên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0836661333