CÁCH ĐIỀU TRỊ TIỂU BUỐT TẠI NHÀ

 

Đi tiểu buốt là bệnh gì?

Tiểu buốt là tình trạng đau hoặc khó chịu khi đi tiểu với cảm giác đau buốt, nóng rát. Tiểu buốt thường phổ biến ở phụ nữ, tuy nhiên nó có thể xảy ra ở cả nam giới và mọi lứa tuổi. Hãy cùng nhau tìm hiểu cách trị tiểu buốt tại nhà nhanh nhất qua bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân thường dẫn đến tiểu buốt phổ biến là:

  • Viêm bàng quang.
  • Viêm niệu đạo do bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI).
  • Tiểu buốt là tình trạng cảm thấy đau, nóng rát mỗi khi tiểu tiện
  1. Uống nhiều nước hơn

Tăng lượng nước uống trong suốt cả ngày sẽ thúc đẩy việc tăng tần suất đi tiểu. Đồng thời, điều này giúp loại bỏ các vi khuẩn truyền nhiễm và độc tố khỏi cơ thể bạn, từ đó giảm cảm giác đau rát và kiểm soát nhiễm trùng.

Hơn nữa, tình trạng mất nước có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của tiểu buốt nên bổ sung nước đều đặn vừa ngăn ngừa mất nước và cũng giúp duy trì nhiệt độ cơ thể.

Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp các loại thực phẩm có hàm lượng nước cao như dưa hấu, cam,… thay cho nước lọc thông thường.

Uống nhiều nước giúp loại bỏ các vi khuẩn, giảm cảm giác đau rát và kiểm soát nhiễm trùng

  1. Bổ sung probiotics

Probiotics là công thức được làm từ các vi khuẩn khỏe mạnh có trong ruột của bạn.

Việc bổ sung probiotics vào cơ thể giúp cân bằng lại quần thể vi sinh vật có lợi trong cơ thể, cải thiện chức năng.

Một nghiên cứu đã cho rằng probiotics có hiệu quả trong điều trị và phòng ngừa nhiễm trùng niệu sinh dục.

Probiotic được tìm thấy ở dạng viên nang bổ sung hoặc có tự nhiên trong một số loại thực phẩm bao gồm một số loại sữa chua, kombucha hoặc kefir,…

Bổ sung probiotics vào cơ thể giúp kiểm soát nhiễm trùng

  1. Uống nước lá mã đề

Theo Y học cổ truyền, mã đề là một thảo dược tính lạnh, vị ngọt, quy kinh thận, bàng quang, phế, mã đề có tác dụng lợi tiểu, điều trị các vấn đề có liên quan tới thận, đường tiết niệu – những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt,..

Để điều trị chứng tiểu buốt tại nhà với lá mã đề có thể thực hiện theo một trong hai cách sau:

Cách 1: Chuẩn bị 50g lá mã đề khô và 1,5 lít nước, hãm làm trà hoặc sắc lấy nước uống.

Cách 2: Chế biến 20g – 40g mã đề và 1,5 lít nước rồi đun sôi nhỏ lửa cho đến khi cô đặc còn 500ml nước thì dừng lại. Uống 2 lần/ngày.

Lưu ý:

Mã đề sử dụng tốt nhất là vào buổi sáng, sau khi ăn 30 phút.

Cẩn thận khi sử dụng cho phụ nữ có thai và trẻ nhỏ.

Người cao tuổi thận yếu, thận hư không nên dùng mã đề để tránh gây đi tiểu đêm.

Mã đề sử dụng tốt nhất là vào buổi sáng, sau khi ăn 30 phút

  1. Bổ sung vitamin C

Vitamin C không chỉ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch mà còn có thể axit hóa nước tiểu, giúp hạn chế sự phát triển của một số vi khuẩn và có thể ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra.

Tuy nhiên, nếu bạn có vấn đề về thận, hãy hạn chế sử dụng các chất bổ sung vitamin C mà không có khuyến nghị của bác sĩ vì vitamin C dư thừa có thể làm tăng nồng độ oxalate trong nước tiểu và có thể dẫn đến sỏi thận.

  1. Uống nước rau má

Rau má có vị đắng, tính hàn. Trong Đông y, rau má được xem là vị thuốc quý với nhiều tác dụng tuyệt vời như thanh nhiệt, giải độc, trị rôm sảy, ngứa, táo bón, chữa mụn nhọt, phục hồi vết thương, trị chứng tiểu buốt, tiểu rắt.

Cách điều trị chứng tiểu buốt bằng cây rau má như sau:

Rửa sạch 300g cây rau má tươi với nước muối loãng khoảng 30 phút, để ráo nước.

Xay nhuyễn rau má bằng máy xay sinh tố với nước lọc và vài hạt muối tinh hoặc giã nát rồi lọc lấy nước cốt qua rây hoặc vải sạch.

Uống 2 lần, sáng và tối.

Rau má trị chứng tiểu buốt, tiểu rắt trong Đông y

  1. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Nếu tình trạng tiểu buốt đi kèm thêm các triệu chứng sau đây, hãy đến ngay các cơ sở y tế để nhận được sự tư vấn từ bác sĩ và chuyên gia y tế:

Cơn đau buốt kéo dài hơn 24 giờ và có kèm theo sốt.

Vùng kín tiết dịch.

Nước tiểu có mùi lạ, lẫn máu hoặc đục.

Tiểu buốt có kèm theo đau bụng, đau ở hông hoặc lưng.

Có tiền sử các bệnh về bàng quang hoặc sỏi thận.

Nên đến gặp bác sĩ nếu tình trạng tiểu buốt đi kèm thêm các triệu chứng bất thường

Phương pháp chẩn đoán

Xét nghiệm nước tiểu để tìm kiếm tế bào bạch cầu, tế bào hồng cầu và vi khuẩn nếu có.

Cấy nước tiểu với mục đích tìm vi trùng hoặc vi khuẩn trong mẫu nước tiểu. Từ đó tìm ra nguyên nhân gây ra nhiễm trùng tiết niệu.

Các xét nghiệm chẩn đoán bằng hình ảnh như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để phát hiện những biến chứng tổn thương và cân nhắc phương pháp phẫu thuật điều trị.

Nội soi bàng quang sẽ kiểm tra toàn bộ bàng quang và niệu đạo nhằm đánh giá nguyên nhân và tình trạng bệnh lý.

Xét nghiệm nước tiểu để tìm kiếm tế bào bạch cầu, tế bào hồng cầu và vi khuẩn

Hy vọng với những thông tin mà Thành Phong Pharma chia sẻ có thể giúp bạn chọn được cách điều trị tiểu buốt tại nhà hiệu quả nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0836661333