NGỘ ĐỘC RƯỢU LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ CÁCH XỬ LÝ

 

Ngộ độc rượu có thể gây nên hậu quả nghiệm trọng, tình trạng này xảy ra khi một người uống quá nhiều rượu hoặc bia trong thời gian ngắn, uống nhanh và uống một lượng lớn hoặc rượu, bia kém chất lượng. Tìm hiểu ngay để bảo vệ sức khỏe nhé!

Ngộ độc rượu là gì? 

Ngộ độc rượu xảy ra khi uống quá nhiều rượu ethanol trong thời gian ngắn hoặc do uống quá nhiều rượu có lẫn độc chất methanol dẫn đến lượng cồn trong máu quá nhiều. Lúc này gan không kịp đào thải ra ngoài sẽ tổn thương tế bào gan, các bộ phận ở não ngừng hoạt động, kèm  các biến chứng nguy hiểm như nghẹt thở, động kinh, hạ thân nhiệt, nhịp tim không đều, thậm chí tử vong.

Nguyên nhân gây ngộ độc rượu

Nguyên nhân chính gây ngộ độc rượu do uống quá nhiều trong thời gian ngắn hay lạm dụng liên tiếp trong thời gian dài. Rượu được hấp thu vào máu chủ yếu từ ruột non, một số được hấp thu qua dạ dày. Thời gian rượu hấp thu vào máu nhanh hơn thời gian đào thải rượu ra khỏi cơ thể.

Khoảng 5% -10% lượng rượu được bài tiết trong nước tiểu, mồ hôi và hơi thở. Hơn 90% lượng rượu uống vào được chuyển hóa ở gan, ethanol từ rượu được chuyển hóa thành acetaldehyde, được oxy hóa thành CO2 và nước. Khi uống quá nhiều rượu trong thời gian ngắn, gan không đủ khả năng để xử lý hết lượng cồn trong máu, ethanol từ rượu đi vào trong máu nhiều dẫn đến ngộ độc rượu. Nồng độ cồn trong máu tùy vào mức độ sẽ gây ra các triệu chứng khác nhau.

Nôn là triệu chứng phổ biến ở ngộ độc rượu từ vừa đến nặng; bởi vì nôn thường xảy ra kèm theo ý thức lơ mơ, sặc gây tắc nghẽn đường thở. Ở Mỹ, định nghĩa ngộ độc rượu là BAC ≥ 0,08% (≥ 80 mg/dL, 17,4 mmol/L). BAC (viết tắt của từ Blood Alcohol Content) là chỉ số đo lường được sử dụng để đo lượng rượu trong máu của một người sau khi uống rượu.

Nam giới có tỷ lệ ngộ độc rượu cao hơn do uống nhiều  hơn phụ nữ. Ngoài ra, đối tượng dễ bị ngộ độc rượu không chỉ phụ thuộc vào việc uống nhiều rượu mà còn ảnh hưởng từ các yếu tố sau:

  • Trọng lượng cơ thể, chỉ số BMI.
  • Sức khỏe tổng thể.
  • Khả năng chịu đựng rượu.
  • Các loại thức ăn gần đây.
  • Dùng ma túy và các chất gây nghiện.
  • Uống khi bụng đói.
  • Uống thuốc xong uống rượu.
  • Uống rượu không rõ nguồn gốc và thành phần.
  • Pha rượu với các nguyên liệu khác như: nước ngọt, thảo dược…

Người bị ngộ độc rượu có thể xuất hiện các triệu chứng thường gặp như sau:

  • Da tím tái, tay chân nhợt nhạt và có dấu hiệu lạnh;
  • Mất ý thức, khó duy trì ý thức;
  • Co giật, sùi bọt mép;
  • Nhiệt độ cơ thể thấp (hạ thân nhiệt);
  • Mê man, bất tỉnh, không phản ứng khi có người gọi;
  • Nói ngọng, tê, yếu chân tay một bên hoặc một bên mặt;
  • Khó thở, giọng thở khò khè, ho yếu;
  • Thở yếu, nhịp thở, mạch đập không đều;
  • Đại tiện, tiểu tiện không tự chủ tại chỗ;
  • Hoa mắt, chóng mặt, không thể nhìn rõ xung quanh;
  • Đau bụng, bụng chướng, nôn nhiều.

Khả năng uống rượu của mỗi người khác nhau, tùy thuộc vào giới tính, tuổi tác, độ nhạy với rượu, tốc độ uống, rượu không rõ thành phần và nguồn gốc, tình trạng sức khỏe,…Do đó, bạn cần lưu ý để kiểm soát, tránh bị ngộ độc rượu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Hướng dẫn cách xử lý khi bị ngộ độc rượu

  • Gọi cấp cứu 115  hoặc đưa đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt. Tình trạng ngộ độc rượu nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
  • Gọi người giúp đỡ, kiểm tra tình trạng của nạn nhân.
  • Cố gắng giữ nạn nhân tỉnh táo, đặt nạn nhân ở tư thế đầu được kê cao.
  • Nếu nạn nhân bất tỉnh hãy nằm nghiêng, tránh khả năng nôn ói bị hít sặc  trở lại.
  • Nếu còn tỉnh hãy cho nạn nhân uống nước.
  • Dùng vải sạch hoặc chăn quấn quanh người để giữ ấm.
  • Khai báo với nhân viên y tế các triệu chứng ban đầu và số lượng rượu nạn nhân đã uống.

Một số biến chứng nguy hiểm do ngộ độc rượu như hạ thân nhiệt, nghẹt thở, ngừng thở, động kinh, nhịp tim không đều, ngừng thở hay tử vong.

Cách phòng ngừa ngộ độc rượu

Cách tốt nhất để ngừa ngộ độc rượu là không uống rượu hoặc hạn chế uống rượu. Kiểm soát bản thân và người uống cùng, nên từ chối dứt khoát khi bị ép uống rượu. Ngoài ra, có thể ngăn ngừa ngộ độc rượu bằng các cách sau:

  • Tránh chơi trò thách đố uống rượu: Gây áp lực cho người tham gia và phải uống quá chén.
  • Giữ đủ nước: Uống nước sau mỗi lần uống rượu.
  • Không trộn lẫn rượu và thuốc: Không được uống rượu khi đang điều trị thuốc kê toa.
  • Ăn trước khi uống rượu.
  • Cảnh giác: Tránh uống rượu khi chưa biết nguồn gốc xuất xứ và thành phần.
  • Không pha rượu: Không nên pha rượu với nước ngọt, hay bất cứ thứ gì.

                                                                                                                                  Nguồn tham khảo: Tổng hợp

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0836661333